Gà Bị Rụng Lông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh Nhất

Nguyên nhân và cách điều trị gà bị rụng lông

Gà bị rụng lông sẽ dẫn đến nguy cơ gì không? Làm thế nào để chăm sóc cũng như phòng chống tình trạng này xảy ra ở gà chọi? Rụng lông không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy gà đang có vấn đề về sức khỏe. Cùng Alo789 tham khảo nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc nhé.

Nguyên nhân nào khiến gà bị rụng lông?

Thông thường gà thay lông vào một vài thời điểm trong năm không phải là vấn đề lớn. Bởi số lượng lông bị rụng đi không nhiều, không đáng kể. Tuy nhiên, nếu gà không bị gì nhưng lại bị rụng liên tục, thậm chí hở da, xơ xác thì đây là tình trạng cần phải điều trị sớm. Vậy nguyên nhân do đâu gà lại bị như thế này? Sau đây là một số nguyên nhân rụng lông chính thường gặp:

Nguyên nhân khiến gà bị rụng lông
Nguyên nhân khiến gà bị rụng lông

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng ngoài da là một trong những lý do chính làm cho gà bị rụng lông. Một số loài ký sinh trùng thường gặp ở như bọ chét, chấy, mạt,.. thường bám ở vùng da đầu và cổ gà. 

Chúng sẽ bám vào và ăn da, lông, hút máu, làm nhiễm trùng từ đó dẫn đến tình trạng rụng lông. Hơn nửa, số lượng của ký sinh trùng tăng lên rất nhanh, nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm cho vùng tổn thương nặng hơn.

Rối loạn chế độ dinh dưỡng làm thiếu vitamin

Việc thiếu vitamin A, E và chất khoáng vi lượng như kẽm cũng là nguyên nhân dấn đên việc gà bị rụng lông. Có thế chế độ ăn uống hiện tại không hợp lý dẫn đến thiếu hụt vitamin và axit amin. Bạn nên kiểm tra xem gà có tương thích với những loại thức ăn đó hay không? Có một số thức ăn không phù hợp khi sử dụng chung với nhau mà nên cho ăn riêng biệt.

Lượng thức ăn không đủ

Nhiều người chăn nuôi gà chỉ cho ăn theo cảm tính mà không chú ý đến định lượng cụ thể. Tùy theo từng giai đoạn mà khẩu phần ăn cũng sẽ tăng giảm khác nhau. Việc cung cấp không đủ lượng thức ăn sẽ khiến gà bị rụng lông và suy giảm sức đề kháng. 

Đặc biệt là những thực phẩm bổ sung như rau xanh, chất tanh,… Đa phần vitamin, khoáng vi lượng và axit amin mà gà hấp thu được đều thông qua các loại thực phẩm này.

Thiếu vitamin D

Vào mùa hè, gà thường hoạt động ngoài trời ít nhất 12 giờ để hấp thụ thêm vitamin D. Tuy nhiên, vào mùa đông, ánh sáng sẽ không nhiều như mùa hè cho nên cần phải bổ sung ánh sáng qua việc thắp đèn. Tuy nhiên, nhiều người lại không để ý đến việc này, từ đó dẫn đến gà bị rụng lông do thiếu vitamin D.

Gà rụng lông do thiếu vitamin D
Gà rụng lông do thiếu vitamin D

Mật độ nuôi quá dày

Khi chuẩn bị chuồng trại nuôi cần chú ý đến mật độ và nhiệt độ bên trong. Thông thường, mật độ nuôi cao, chật chội, nhiệt độ chuồng nóng cũng là một lý do dẫn đến tình trạng rụng lông ở gà. Ngoài ra, không đảm bảo vệ sinh, không thông thoáng gió cũng là nguyên nhân gà mắc bệnh nhiều hơn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài 5 lý do chính trên thì gà bị rụng lông còn bởi một số yếu tố khác nhau:

  • Ngộ độc thức ăn: Chế độ dinh dưỡng không cân bằng hoặc sử dụng thức ăn không đảm bảo, cho ăn quá mặn có thể gây ra ngộ độc và làm rụng lông.
  • Mắc bệnh lý: Các bệnh lý cũng là nguyên nhân làm rụng lông, ảnh hưởng sức đề kháng của gà. 
  • Tự mổ lông: Đây là tình trạng thường xảy ra khi gà bị stress, căng thẳng hoặc chế độ chăm sóc không phù hợp. 

Triệu chứng nhận biết gà bị rụng lông sớm nhất

Việc phát hiện tình trạng rụng lông sớm sẽ giúp người nuôi có hướng điều trị, xử lý tốt nhất, giảm thiểu tổn thương ở mức thấp nhất cho đàn gà. Vậy gà rụng lông thường có những triệu chứng như thế nào? Một số dấu hiệu có thể nhận thấy như:

  • Gà sẽ bắt đầu rụng phần lông đuôi, sau đó đến vùng lưng và đầu, cuối cùng là ở 2 bên cánh. 
  • Khi tình trạng gà rụng lông nặng hơn thì lông sẽ xỉn màu, khô không còn mượt nữa.
  • Nếu tổn thương nặng, lông tơ cũng sẽ bị rụng và gần như ở trong tình trạng trụi lụi, khỏa thân. Lúc này da cũng sẽ bị nhiễm trùng, tổn thương, xuất hiện các vết bầm tím.
Triệu chứng nhận biết gà bị rụng lông
Triệu chứng nhận biết gà bị rụng lông

Gà rụng lông có gây ra nguy hiểm gì không?

Đa số các trường hợp gà bị rụng lông không gây ra nguy hiểm đến tính mạng của chúng. Bởi tình trạng này thường được phát hiện khá sớm nên điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng để lại tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của chúng.

Thời gian bị rụng lông, hệ miễn dịch cũng sẽ suy giảm, nếu môi trường sống không tốt, không đảm bảo vệ sinh, gà sẽ dễ mắc bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đối với gà chọi, việc bị rụng lông sẽ khiến chúng bị mất thẩm mỹ và không được chọn đi thi đấu. 

Ngoài ra, nếu gà bị rụng lông do mắc bệnh lý như tụ huyết trùng hoặc bạch lỵ thì cần chú ý điều trị cẩn thận. Bởi tình trạng của chúng có thể chuyển nặng hơn nếu không được phát hiện sớm.

Hướng dẫn điều trị gà rụng lông hiệu quả nhất

Trước khi chữa trị rụng lông, người nuôi cần tìm ra nguyên nhân do đâu để có biện pháp phù hợp nhất. Cách điều trị rụng lông ở gà chủ yếu như sau:

Bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng

Với trường hợp rụng lông không phải do các bệnh lý gây ra, bạn sẽ chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng thích, tăng khẩu phần ăn để gà có sức đề kháng tốt hơn. Điều này sẽ giúp tình trạng gà bị rụng lông giảm đi, đồng thời hỗ trợ mọc lại nhanh hơn. 

Nên bổ sung vitamin, muối 0,3% và premix khoáng cho chúng trong thời gian khoảng 1 – 2 tuần. Dùng cốm bung lông bật cựa theo liều lượng hướng dẫn để vỗ béo cho gà. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm Super vitamin và Embrio trộn cùng thức ăn trong mỗi bữa cho gà ít nhất 1 tháng.

Bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng
Bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng

Giãn mật độ nuôi

Như đã chia sẻ, nếu mật độ nuôi quá đông sẽ làm gà bị rụng lông. Do đó, bạn nên giảm số lượng nuôi nhốt trong một chuồng để đảm bảo không gian thoải mái, thoáng mát hơn. Đồng thời, liên tục dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, duy trì môi trường sống mát mẻ, thông gió, khô ráo.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Không phải chỉ có nhiệt độ cao mà khi quá lạnh cũng gây ra tình trạng rụng lông ở gà. Do đó, hãy đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định, phù hợp với các giai đoạn tuổi của gà. Mùa hè giữ tạo môi trường thông thoáng, mùa đông ấm áp, nếu lạnh có thể thắp đèn sưởi để giữ ấm tốt hơn.

Sử dụng thuốc kích mọc lông

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc giúp hỗ trợ gà bị rụng lông mọc lại nhanh hơn, đặc biệt là những con được chọn làm cảnh hoặc nuôi thi đấu. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và đúng theo liều lượng được in trên giấy hướng dẫn.

Điều trị bằng thuốc

Đối với những con gà bị rụng lông nặng, dẫn đến viêm da, bầm tím thì sẽ sử dụng đến thuốc để chữa trị. Một số loại thuốc có thể tham khảo sử dụng trong quá trình điều trị như:

  • Thuốc xịt Desi dùng để chữa lành vết thương hở, loét ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Gamavit giúp điều hòa miễn dịch, nếu gà bị suy yếu thì nên sử dụng. 
  • Ganasupersvit đây là một loại phức hợp vitamin.
  • Chiktonik có chứa các loại vitamin cần thiết.
Điều trị gà bị rụng lông bằng thuốc
Điều trị gà bị rụng lông bằng thuốc

Bí quyết kích thích gà ra lông đơn giản tại nhà

Ngoài cách điều trị gà bị rụng lông trên, người nuôi cung có thể áp dụng một số bí quyết sau để kích lông mọc nhanh hơn:

Ăn đậu và thạch sùng

Đậu và thạch sùng là 2 loại thực phẩm khá yêu thích của gà. Chúng vừa có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết lại hỗ trợ kích mọc lông nhanh, đều và mềm mượt và hạn chế rụng nhiều hơn. Bạn có thể trộn lẫn với thức ăn chính như thóc, cám hoặc cho ăn riêng nếu nuôi số lượng ít.

Tắm để trị gà bị rụng lông

Tắm cho gà cũng là một giải pháp giúp kích mọc lông nhanh và mượt hơn. Bạn có thể dùng hỗn hợp nước tắm kết hợp cùng tinh dầu bưởi hoặc dừa sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Hơn nữa, tắm rửa thường xuyên sẽ giúp loại bỏ ký sinh trùng, ngăn ngừa rụng lông.

Nhổ vùng lông khô

Khi rụng lông, việc chăm sóc, điều trị rất quan trọng, nhất là gà làm cảnh hoặc mang đi thi đấu. Nếu việc chăm sóc tốt, chúng sẽ phục hồi nhanh hơn, hạn chế mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. 

Một trong những cách giúp gà bị rụng lông mọc lại nhanh hơn là nhổ bỏ lông ở những vùng đã bị khô. Quá trình rụng sẽ diễn ra lần lượt ở từng bộ phận, do đó bạn nên quan sát kỹ, kiểm tra vùng nào có nhiều lỗ chân lông bị khô thì chủ động nhổ bỏ đi.

Nhổ vùng lông khô tránh gà bị rụng lông
Nhổ vùng lông khô tránh gà bị rụng lông

Phòng chống tình trạng rụng lông ở gà

Từ những nguyên nhân và cách điều trị trên có thể thấy, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống là các yếu tố có liên quan mật thiết đến tình trạng này ở gà. Chính vì vậy, cách ngăn ngừa tốt nhất là chú ý vào nguồn thức ăn, khẩu phần dinh dưỡng cũng như việc chăm sóc qua các giai đoạn. Một số giải pháp giúp ngăn ngừa gà bị rụng lông:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất và cho ăn đúng định lượng theo từng giai đoạn. Bổ sung canxi vào chế độ ăn uống giúp lông mọc tốt hơn, chắc hơn. Theo dõi và cung cấp đủ nước, kiểm tra các dụng cụ chứa nước đảm bảo vệ sinh hay không. 
  • Thường xuyên cho gà đi bộ, tắm nắng ngoài vườn. 
  • Chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, khô thoáng là bí quyết ngăn ngừa gà bị rụng lông tốt nhất. Luôn duy trì nuôi nhốt ở mật độ thích hợp, khi chúng lớn hơn, mật độ dày có thể tách chuồng để có không gian thoải mái hơn.
  • Quan sát, theo dõi thường xuyên để phát hiện tình trạng rụng lông và các bệnh lý sớm nhất, tránh để bị nhiễm trùng. 
  • Tiêm chủng đầy đủ để ngừa bệnh như tụ huyết trùng, bạch lỵ,… 

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến gà bị rụng lông đang được nhiều người nuôi quan tâm. Hy vọng, qua bài chia sẻ của kiến thức nuôi gà đá có thể giúp bạn nắm được nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc hiệu quả khi xảy ra tình trạng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *